Điều 79. Hồ sơ đề nghị cấp phép
nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt
Nam
Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp
có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần,
thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc độc, thuốc trong
Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số
ngành, lĩnh vực có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam còn hiệu lực gồm
các tài liệu sau:
1. 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 33 hoặc 34 tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh đối với thuốc nhập khẩu theo Mẫu số 18 tại Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này, trừ thuốc độc.
3. Bản sao Giấy phép tiến hành
công việc bức xạ của cơ sở nhập khẩu có chứng thực hoặc đóng dấu của cơ sở nhập khẩu trong
trường hợp nhập khẩu thuốc phóng xạ. Trường hợp bản sao có đóng dấu của cơ sở
thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu khi nộp hồ sơ.
4.
Số lượng hồ sơ quy định tại Điều này là 01 bộ.
Điều
80. Hồ sơ, quy định về cấp phép nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
phải kiểm soát đặc biệt
1. Hồ sơ đề nghị nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt:
a) 01 bản chính Đơn hàng nhập khẩu theo Mẫu số 35 hoặc 36 tại Phụ
lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm
nguyên liệu làm thuốc của cơ sở sản xuất có đóng dấu của cơ sở nhập khẩu;
c) Bản sao có chứng
thực Giấy phép sản xuất của
cơ sở sản xuất nguyên liệu do cơ quan quản lý có thẩm quyền nước ngoài cấp. Giấy phép sản xuất phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật
về hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn
theo quy định của
pháp luật;
d) Báo cáo sử dụng nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 37 tại Phụ lục III
ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm
thuốc, Báo
cáo kết quả kinh doanh nguyên liệu làm thuốc theo Mẫu số 38 Phụ lục III ban
hành kèm theo Nghị định này, trừ nguyên liệu độc làm thuốc;
đ) Kế hoạch sản xuất, sử dụng đối với nguyên liệu đề nghị
nhập khẩu và kế hoạch kinh doanh dự kiến đối với thành phẩm sản xuất từ nguyên
liệu đề nghị nhập khẩu, trừ trường hợp nhập khẩu nguyên liệu độc làm thuốc;
e) Trường hợp nguyên liệu nhập khẩu để kiểm nghiệm, nghiên
cứu; nguyên liệu làm thuốc có giấy
đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc thuộc Danh mục dược chất, tá dược, bán thành
phẩm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu
hành thuốc tại Việt Nam thì không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm b và
c khoản này;
g) Bản chính văn bản của cơ sở nhập khẩu giải trình mục đích, số
lượng nguyên liệu nhập khẩu và cam kết sử dụng đúng mục đích trong trường hợp
nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc để kiểm nghiệm, nghiên cứu;
h) Trường hợp
nhập khẩu nguyên
liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt không có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam hoặc không thuộc
Danh mục dược chất, tá dược, bán thành phẩm thuốc để sản xuất thuốc theo hồ sơ
đăng ký thuốc đã có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam để pha chế theo đơn tại nhà thuốc,
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phòng, chống dịch bệnh thì hồ sơ phải có thêm đơn
đề nghị của cơ sở pha chế theo Mẫu số 39
Phụ lục III ban hành kèm
theo Nghị định này.
2. Các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này nếu
không được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh thì phải nộp thêm bản dịch
công chứng của tài liệu đó ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
3. Số lượng hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 Điều này là
01 bộ.
4. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần,
tiền chất dùng làm thuốc không được cấp phép nhập khẩu để tham gia trưng
bày tại triển lãm, hội chợ.
5. Nguyên liệu độc làm thuốc,
dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc Danh mục chất bị cấm sử dụng
trong một số ngành, lĩnh vực nhập
khẩu để tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ thực hiện theo quy định tại
Điều 83 của Nghị định này.
Điều 81. Thủ tục, thời gian cấp
phép nhập khẩu thuốc phải kiểm soát đặc biệt có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại
Việt Nam còn hiệu lực và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
1. Cơ sở đề
nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ
sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế.
2. Sau khi
nhận được hồ sơ, Bộ
Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu
số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định
này.
3. Trường hợp
không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ
Y tế cấp phép nhập khẩu.
4. Trường hợp
có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ghi
trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa
đổi, bổ sung hồ sơ.
5. Sau khi nhận
hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ
sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có
văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp
không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập
khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ
sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ
sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung
hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng
yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Giấy phép nhập khẩu, công văn cho
phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm
thuốc theo Mẫu số 28, 29, 30, 40 hoặc 44 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét