Điều 31. Điều kiện kinh
doanh thuốc cổ truyền
1. Cơ sở sản xuất thuốc cổ
truyền lưu hành toàn quốc phải đáp ứng quy định tại các điểm a, c và d khoản
2 Điều 69 của Luật dược.
2. Cơ sở nhập khẩu thuốc
cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương
tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và
nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu
trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc cổ truyền
theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật dược.
3. Cơ sở kinh doanh dịch
vụ bảo quản thuốc cổ truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị
bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên
môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc đối với thuốc cổ
truyền. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu
thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật dược.
4. Cơ sở bán buôn thuốc cổ
truyền phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện
vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự
đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc đối với thuốc cổ truyền. Người chịu trách
nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền theo quy định tại
khoản 3 Điều 16 của Luật dược.
5.
Điều kiện của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:
a)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược
liệu, thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 18 của Luật dược;
b)
Có địa điểm cố định, riêng biệt; được xây dựng chắc chắn; diện tích phù hợp với
quy mô kinh doanh; bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô
nhiễm, bảo đảm phòng chống cháy nổ;
c)
Phải có khu vực bảo quản và trang thiết bị bảo quản phù hợp với yêu cầu bảo quản
ghi trên nhãn.
Thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền phải được bảo quản riêng biệt với dược liệu, vị thuốc
cổ truyền.
Dược
liệu độc phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại khu vực riêng; trường hợp
được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với các dược liệu khác thì phải
để riêng và ghi rõ “dược liệu độc” để tránh nhầm lẫn.
Thuốc
dược liệu, thuốc cổ truyền kê đơn phải được bày bán (nếu có) và bảo quản tại
khu vực riêng; trường hợp được bày bán và bảo quản trong cùng một khu vực với
các thuốc không kê đơn thì phải để riêng và ghi rõ “Thuốc kê đơn” để tránh nhầm
lẫn.
Cơ
sở chuyên bán lẻ thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc chuyên bán lẻ dược liệu
thì chỉ cần có khu vực bảo quản tương ứng để bảo quản thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền hoặc để bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền;
d)
Dụng cụ, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu
phải bảo đảm không ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền,
dược liệu;
đ)
Có sổ sách ghi chép hoặc biện pháp phù hợp để lưu giữ thông tin về hoạt động xuất
nhập, truy xuất nguồn gốc;
e)
Người bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các
văn bằng quy định tại các điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật dược.
Đối
với dược liệu độc, thuốc dược liệu kê đơn, thuốc cổ truyền kê đơn thì người trực
tiếp bán lẻ và tư vấn cho người mua phải là người chịu trách nhiệm chuyên môn của
cơ sở bán lẻ;
g)
Trường hợp cơ sở bán lẻ có kinh doanh thêm các mặt hàng khác theo quy định của
pháp luật thì các mặt hàng này phải được bày bán, bảo quản ở khu vực riêng và
không gây ảnh hưởng đến dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Điều 32. Quy định chi tiết hồ
sơ cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Hồ
sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật dược và được quy định cụ thể như
sau:
1.
Đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
theo Mẫu số 19, 20 và 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
2.
Tài liệu kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 38 của Luật
dược bao gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận
Thực hành tốt tại địa điểm kinh doanh (nếu có) và các tài liệu kỹ thuật sau:
a)
Đối với cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, nhà
xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ
thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ
thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc
Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Trường
hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi sản
xuất thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở sản xuất cho cơ sở bán
lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu chuyên môn kỹ thuật và
nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b)
Đối với cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc,
nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm
thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang
thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu
chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc,
nguyên liệu làm thuốc.
Trường
hợp cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với phạm vi xuất
khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc có bán thuốc, nguyên liệu làm thuốc
nhập khẩu cho cơ sở bán lẻ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có thêm tài liệu
chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc,
nguyên liệu làm thuốc;
c)
Đối với cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài liệu về địa điểm, kho
bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận
chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự
theo nguyên tắc Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
d)
Đối với cơ sở bán lẻ thuốc: Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết
bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành
tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
Đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu,
thuốc cổ truyền: Tài liệu chứng minh việc đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 31
của Nghị định này theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ)
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc: Tài
liệu về địa điểm, phòng kiểm nghiệm hóa học, vi sinh hoặc sinh học, hệ thống phụ
trợ, trang thiết bị kiểm nghiệm, hóa chất, thuốc thử, hệ thống quản lý chất lượng,
tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí
nghiệm đối với kiểm tra chất lượng thuốc;
e)
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng: Tài liệu về địa điểm,
phòng thử nghiệm lâm sàng, phòng xét nghiệm, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, hệ
thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc
Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng;
g)
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc: Tài liệu về địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch
sinh học, trang thiết bị thí nghiệm dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực
lưu trú và theo dõi người sử dụng thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương
sinh học, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự
theo nguyên tắc Thực hành tốt phòng thí nghiệm đối với giai đoạn phân tích dịch
sinh học và Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng đối với giai đoạn nghiên cứu
trên lâm sàng.
Trường
hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học ký hợp đồng hoặc liên kết
với cơ sở thử thuốc trên lâm sàng đáp ứng Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng
để thực hiện giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng trong thử tương đương sinh học
của thuốc thì tài liệu kỹ thuật không yêu cầu phải có các tài liệu về tài liệu
và địa điểm, phòng thí nghiệm phân tích dịch sinh học, trang thiết bị thí nghiệm
dùng trong phân tích dịch sinh học, khu vực lưu trú và theo dõi người sử dụng
thuốc phục vụ cho việc đánh giá tương đương sinh học, hệ thống quản lý chất lượng,
tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt thử thuốc
trên lâm sàng.
3.
Tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này phải được đóng dấu của cơ sở trên trang
bìa ngoài và đóng dấu giáp lai đối với tất cả các trang còn lại của tài liệu kỹ
thuật. Trường hợp cơ sở không có con dấu thì phải có chữ ký của người đại diện
theo pháp luật của cơ sở.
Điều 33. Trình tự cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1.
Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược nộp hồ sơ trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
a)
Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h
khoản 2 Điều 32 của Luật dược;
b)
Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
d và đ khoản 2 Điều 32 của Luật dược;
2.
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận
hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ
quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:
a) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ
sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất,
kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng
Thực hành tốt phù hợp với phạm vi
kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên
Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
4.
Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung hồ sơ, trong
thời hạn 10 ngày
làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa
đổi, bổ sung.
5.
Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ
sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo
Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ
sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản
3 Điều này.
6. Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:
a)
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc,
kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu,
khắc phục, sửa chữa;
b)
Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp
có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.
7.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu chứng
minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp.
8.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông
báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu.
Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng, kể từ ngày nộp
hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn
giá trị.
9. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị các
thông tin sau:
a) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược;
b) Họ tên người chịu trách nhiệm
chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
c)
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược.
10.
Các trường hợp cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 36 của Luật dược, cơ sở phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp bị mất Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh dược.
11.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được lập
thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này: 01 bản cấp cho cơ sở đề
nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; 01 bản lưu tại cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
12. Trường hợp cơ sở đã được đánh giá đáp ứng Thực hành tốt,
cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cấp Giấy chứng nhận đạt
Thực hành tốt nếu cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đạt Thực hành tốt.
Điều 34. Trình tự cấp lại,
điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1.
Cơ sở đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về:
a)
Bộ Y tế đối với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b,
c, e, g và h khoản 2 Điều 32 của Luật dược;
b)
Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở đối với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp quy
định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 32 của Luật dược;
2.
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận
hồ sơ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ
quan cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách
nhiệm:
a) Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối
với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật dược;
b) Cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận
hồ sơ đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 của Luật dược.
4. Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ
sơ.
5. Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trả cho cơ sở nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu số
01 tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Nghị định này.
a) Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
theo quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo
sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp
hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ
sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng
yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.
7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp
lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị các thông
tin sau:
a) Tên, địa chỉ cơ sở được cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Họ tên người chịu trách nhiệm
chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
c)
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dược.
8.
Khi nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược mới, cơ sở phải nộp lại
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp trước đó, trừ trường hợp
bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
9. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được lập
thành 02 bản theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định này: 01 (một) bản cấp cho
cơ sở đề nghị cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
01 bản lưu tại cơ quan cấp lại, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược.
Điều 35. Thủ tục thu hồi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra,
kiểm tra trong đó có kiến nghị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
hoặc khi phát hiện các trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật dược, cơ quan cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dược thuộc thẩm quyền quản lý; trường
hợp không thu hồi phải có văn bản trả lời cho cơ quan kiến nghị thu hồi và nêu
rõ lý do;
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược,
cơ quan ban hành quyết định thu hồi
có trách nhiệm:
a)
Đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị và gửi quyết định này đến Bộ Y tế và các Sở Y tế
khác trên phạm vi toàn quốc;
b)
Cập nhật thông tin thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trên Cổng
thông tin điện tử của đơn vị.
3.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Bộ Y tế và các Sở Y tế có trách nhiệm
đăng tải quyết định này trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét