Điều 54. Đối tượng và yêu cầu đăng ký thuốc,
nguyên liệu làm thuốc
1.
Thuốc phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp sau đây:
a)
Thuốc pha chế theo đơn tại nhà thuốc quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 47; thuốc
sản xuất, pha chế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 85 của Luật
này;
b)
Thuốc được nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 60 của Luật này;
c)
Thuốc cổ truyền theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 70 của Luật này.
2.
Nguyên liệu làm thuốc phải đăng ký trước khi lưu hành tại Việt Nam, trừ trường
hợp sau đây:
a)
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc
đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b)
Nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 của Luật
này.
3.
Cơ sở được đứng tên đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau
đây:
a)
Cơ sở có hoạt động sản xuất, bán buôn, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu
làm thuốc tại Việt Nam;
b)
Cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của nước ngoài có văn phòng
đại diện tại Việt Nam.
4.
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi
đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a)
Bảo đảm yêu cầu về an toàn, hiệu quả;
b)
Được sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng điều kiện
theo quy định của Luật này;
c)
Được sản xuất theo quy trình sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc và đạt tiêu
chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 102 và Điều 103 của Luật này.
5.
Đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu khi đăng ký lưu hành tại Việt
Nam, cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài phải được đánh
giá việc đáp ứng Thực hành tốt sản xuất theo một trong các hình thức sau đây:
a)
Thẩm định hồ sơ liên quan đến điều kiện sản xuất;
b)
Công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản
lý nhà nước về dược đối với yêu cầu đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc,
nguyên liệu làm thuốc;
c)
Kiểm tra tại cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
6.
Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký lưu hành đối với dược liệu, tá dược,
vỏ nang và Khoản 5 Điều này.
Điều 55. Hình thức đăng ký thuốc, nguyên liệu
làm thuốc
1.
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được đăng ký theo một trong các hình thức sau đây:
a)
Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b)
Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c)
Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
2.
Cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong trường hợp sau
đây:
a)
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b)
Thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về thành phần dược
chất, dược liệu; hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng các thành phần dược chất,
dược liệu có tác dụng; dạng bào chế; đường dùng; cơ sở sản xuất, trừ trường hợp
thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng, địa Điểm xuất xưởng;
c)
Nguyên liệu làm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành nhưng có thay đổi về cơ
sở sản xuất, trừ trường hợp thay đổi cơ sở đóng gói thứ cấp, cơ sở xuất xưởng,
địa Điểm xuất xưởng.
3.
Thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã được
cấp tại Việt Nam có các thay đổi trong thời hạn hiệu lực, trừ trường hợp quy
định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
4.
Gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi giấy đăng ký lưu
hành hết thời hạn hiệu lực bao gồm cả thuốc, nguyên liệu làm thuốc có thay đổi
về hồ sơ hành chính tại thời Điểm đăng ký gia hạn.
1.
Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc trên cơ sở thẩm định hồ sơ, tư vấn của Hội đồng tư vấn
cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Hồ
sơ đề nghị cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên
liệu làm thuốc nộp tại Bộ Y tế.
2.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao gồm:
a)
Hồ sơ hành chính bao gồm đơn đề nghị cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên
liệu làm thuốc; bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại
diện còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu
làm thuốc của nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
dược còn thời hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu
làm thuốc của Việt Nam; bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận
sản phẩm dược phẩm đối với thuốc nhập khẩu còn thời hạn hiệu lực; mẫu
nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thông tin về thuốc và các tài liệu khác về
kinh doanh và lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b)
Hồ sơ kỹ thuật chứng minh thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng các yêu cầu quy
định tại Khoản 4 Điều 54 của Luật này; đối với thuốc mới, sinh phẩm tham chiếu,
vắc xin, thuốc dược liệu có chỉ định đối với các bệnh thuộc danh Mục do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành phải có thêm hồ sơ lâm sàng chứng minh đạt an toàn,
hiệu quả; đối với sinh phẩm tương tự phải có thêm hồ sơ chứng minh tương tự về
chất lượng, an toàn, hiệu quả so với một sinh phẩm tham chiếu; đối với thuốc có
yêu cầu thử tương đương sinh học phải có thêm báo cáo số liệu nghiên cứu tương
đương sinh học của thuốc;
c)
Mẫu nhãn thực tế của thuốc, nguyên liệu làm thuốc lưu hành tại nước sở tại hoặc
nước tham chiếu đối với thuốc nhập khẩu.
3.
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bao
gồm:
a)
Đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b)
Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện còn thời
hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của
nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược còn thời
hạn hiệu lực đối với cơ sở kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc của
Việt Nam;
c)
Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm
còn thời hạn hiệu lực đối với thuốc nhập khẩu;
d)
Báo cáo lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
đ)
Báo cáo an toàn, hiệu quả đối với thuốc có yêu cầu tiếp tục theo dõi an toàn,
hiệu quả;
e)
Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
4.
Hồ sơ đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm
thuốc bao gồm:
a)
Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm
thuốc;
b)
Hồ sơ kỹ thuật đối với nội dung thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc;
c)
Bản sao giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam còn
hiệu lực.
5.
Thời hạn cấp, gia hạn hoặc thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc:
a)
Không quá 12 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc cấp giấy đăng ký lưu
hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hoặc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với thuốc
mới, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự, vắc xin, thuốc dược liệu có chỉ
định đối với các bệnh thuộc danh Mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong đó có
hồ sơ lâm sàng đã chứng minh đạt an toàn, hiệu quả;
b)
Không quá 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với việc gia hạn, thay đổi, bổ
sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
c)
Trường hợp không cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc,
nguyên liệu làm thuốc hoặc chưa đáp ứng đủ Điều kiện cấp, gia hạn, thay đổi, bổ
sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bản trả lời
và nêu rõ lý do.
6.
Thời hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc là 05
năm kể từ ngày cấp hoặc gia hạn.
Thời
hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc là 03 năm kể từ ngày cấp đối với
thuốc có yêu cầu tiếp tục theo dõi an toàn, hiệu quả.
7.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp, gia hạn, thay
đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Điều 57. Quyền và trách nhiệm của cơ sở đăng kýthuốc, nguyên liệu làm thuốc
1.
Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các quyền sau đây:
a)
Được hướng dẫn về đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc; được biết tình trạng xử
lý hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc và các thông tin khác liên quan
đến thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau khi được cấp giấy đăng ký lưu hành;
b)
Đề nghị thu hồi giấy đăng ký lưu hành của thuốc, nguyên liệu làm thuốc do cơ sở
đăng ký.
2.
Cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a)
Thông báo cho cơ quan quản lý trong trường hợp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã
được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam bị thu hồi ở bất kỳ nước nào trên
thế giới; ngừng sản xuất, ngừng cung cấp hoặc nguy cơ và tình trạng thiếu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc; thay đổi cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm
thuốc trong thời gian giấy đăng ký lưu hành còn thời hạn hiệu lực;
b)
Lưu trữ đủ hồ sơ đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc và cung cấp hồ sơ cho cơ
quan quản lý có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c)
Thực hiện các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất khi có yêu cầu của
cơ quan quản lý có thẩm quyền.
1.
Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi trong trường hợp
sau đây:
a)
Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1;
b)
Trong thời hạn 60 tháng có 02 lô thuốc bị thu hồi bắt buộc do vi phạm ở mức độ
2 hoặc 03 lô thuốc trở lên vi phạm chất lượng;
c)
Thuốc nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu hồi Giấy chứng nhận
sản phẩm dược phẩm mà giấy đó là căn cứ để Bộ Y tế cấp giấy đăng ký lưu hành
thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam;
d)
Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc được cấp dựa trên hồ sơ giả
mạo;
đ)
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng
ký;
e)
Dược chất, dược liệu hoặc thuốc có chứa dược chất, dược liệu được Tổ chức Y tế
Thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước xuất xứ của
thuốc khuyến cáo không an toàn, hiệu quả cho người sử dụng;
g)
Cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc đề nghị thu hồi
giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam.
2.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục thu hồi giấy đăng ký
lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét